Mô hình nuôi cá bông lau

Hội viên Phạm Văn Lưỡng bên ruộng rau nhút gia đình

    Tuy mới gắn bó với rau nhút hơn một năm nhưng khi nhắc đến rau nhút, hội viên Phạm Văn Lưỡng phấn khởi cho biết: Với diện tích 4.500m2 đất vườn (1.500m2 mặt ước), ông thu hoạch rau nhút mỗi tháng 4 lần, mỗi lần được 10 đội (mỗi đội 800 cộng), theo giá rau hiện nay thì mỗi đội là khoản 270.000 ngàn đến 300.000 ngàn đồng. Rau mùa nghịch thu hoạch giá cao hơn, có thể ít hơn mùa thuận từ 2 đến 3 đội nhưng nhờ được giá, trừ các khoản chi phí, bình quân mỗi tháng ông thu lãi từ 3 đến 4 triệu đồng. Mỗi năm rau nhút đem lại thu nhập cho ông trên dưới 40 triệu đồng.
    Rau nhút là loại dễ trồng, chi phí thấp nhưng đem lại thu nhập ổn định. Ông chia sẽ thêm, chỉ cần chọn giống rau nhút chất lượng cao: lóng dài, lá xanh, khỏe mạnh, không sâu bệnh... Mực nước ao cần giữ ở mức 30 – 50 cm, lượng bùn non thích hợp… Sau đó đem rau nhút giống “gièo” (cắm cọc giữ cho rau không trôi dạt) khoảng một tuần, chỉ bón nhẹ phân Urê, sau một tuần thì cắm rau xuống bùn và tiếp tục bón phân DAP và Urê, vì loại rau này ít sâu bệnh nên trồng loại rau này ít phun thuốc, đặc biệt trồng rau nhút phải có bèo cám, rau nhút mới tốt. Từ lúc trồng đến sau 15 ngày là rau đã bắt đầu mọc tỏa xung quanh, khoảng một tháng sau là rau nhảy tược và thu hoạch được. Ngoài ra, khoảng một tháng ông dọn rau già, cõi để ao được thông thoáng, phát triển tốt. Ông cho biết thêm hiện nay thu hoạch rau nhút không tốn công nhiều, khi cắt rau xong thương lái đến tự bó và giặt rửa. Nhờ vậy người lớn tuổi vẫn trồng được rau nhút.

    Ngoài diện tích mặt nước trồng rau nhút thì trên bờ ông trồng bưởi da xanh và cỏ để nuôi bò, dưới ao thả cá để tăng thêm thu nhập. Rau nhút không những là loại màu ngắn ngày giúp lấy ngắn nuôi dài mà nó còn giúp cải thiện cuộc sống, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình./.

Huỳnh Trung Trực
PCT-HND xã Mỹ Cẩm
Giới thiệu doanh nghiệp
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online:
  • Hôm nay:
  • Trong tuần: 151
  • Tất cả: 352833