HND Xã Thanh Mỹ: HIỆU QUẢ KHI THAM GIA MÔ HÌNH TỔ HỢP TÁC
Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HNDTW ngày 5-8-2019 của Trung ương Hội Nông dân (HND) Việt Nam (khóa VII) đến nay, Mô hình Chi hội, Tổ hội nghề nghiệp đã xuất hiện trên nhiều lĩnh vực như: lúa chất lượng cao, trồng rau màu, chăn nuôi và  đặc biệt là mô hình nuôi dê,… Ban đầu nghề nuôi dê trên địa bàn xã chủ yếu các hộ nuôi tự phát và nhỏ lẻ, thời gian gần đây, nhận thấy mô hình nuôi dê trên địa bàn mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là khâu tiêu thụ ổn định, mang lại thu nhập ổn định cho hội viên nông dân.

Lễ ra mắt THT nuôi dê Thuận Phát ấp Nhà Dựa, xã Thanh Mỹ, huyện Châu Thành

Sau khi được cán bộ Hội tuyên truyền, vận động tham gia mô hình Tổ hợp tác (THT), ông Nguyễn Hữu Ý, ấp Nhà Dựa, xã Thanh Mỹ và 04 hộ dân khác đã tự nguyện cùng liên kết thành lập THT nuôi dê Thuận Phát, do Ông Huyễn Hữu Ý làm tổ trưởng, đến nay có 13 Tổ hợp tác, với 227 thành viên. Trong đó, có THT tuy mới thành lập nhưng hoạt động hiệu quả. Hiện tại chuồng trại 05 thành viên nuôi 80 con dê sinh sản và 40 con dê vỗ béo, số tiền ước tính khoản trên 500 triệu đồng. Đối với dê sinh sản, thời gian nuôi 08 tháng sinh sản 01 lần, bình quân mỗi con dê giống sinh sản 02 con dê con. Sau khi dê sinh sản nuôi vỗ béo thêm từ 03 - 04 tháng xuất bán, trọng lượng đạt 30kg/con bán với giá hiện nay 120.000 đồng/kg, lợi nhuận khoảng 1,8 triệu đồng/con. 

Để giúp THT hoạt động hiệu quả và ngày càng bền vững, thông qua nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện đầu tư 100 triệu đồng giúp 05 thành viên THT vay vốn phát triển mô hình nuôi dê. Thành viên THT cho biết dê là con vật dễ nuôi, vốn đầu tư thấp, lợi nhuận cao. Hiện tại đầu ra sản phẩm dê thịt rất ổn định, nguồn cung không đáp ứng đủ cho thương lái. Thời gian tới, THT cải tạo chuồng trại, mở rộng quy mô phát triển thêm 50 con dê sinh sản nhằm tăng thu nhập, thúc đẩy kinh tế gia đình, đồng thời tận dụng 01ha làm lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng cỏ để đủ nguồn nguyên liệu thức ăn phục vụ đàn dê nuôi. Đồng thời Hội Nông dân xã xây dựng kế hoạch nhân rộng mô hình THT ra toàn xã. Bước đầu mời THT tham gia vào các cuộc họp, sinh hoạt Chi, Tổ Hội để học tập mô hình nuôi dê, và THT sẳn sàng trao đổi kinh nghiệm trong chăn nuôi, hỗ trợ kỹ thuật nuôi cũng như hỗ trợ con giống đầu vào và đầu ra cho hội viên nông dân khi có nhu cầu chuyển đổi sản xuất.

Để thành lập được THT, Hội Nông dân xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tham gia vào Tổ Hội nghề nghiệp, Chi Hội nghề nghiệp. Trên nguyên tắc “5 tự”, “5 cùng” với nội dung sinh hoạt thiết thực, gắn với nhu cầu từ thực tế cuộc sống cũng như quá trình sản xuất của hội viên. Từ đó, hội viên tham gia sinh hoạt, gắn bó với Hội nhiều hơn, hoạt động của tổ chức Hội hiệu quả hơn… Tính đến nay toàn xã có 70 Tổ, có 1.234 thành viên, đạt 82,5%, và Chi Hội nghề nghiệp ấp Ô Tre Lớn, có 33 thành viên tham gia.

Thời gian tới, Hội tiếp tục tập trung đẩy mạnh, hướng dẫn, giúp đỡ hội viên nông dân thành lập các THT sản xuất nông nghiệp, góp phần giải quyết đầu ra, giúp hội viên nông dân an tâm sản xuất, nâng cao thu nhập thúc đẩy kinh tế gia đình, góp phần thúc đẩy phong trào khởi nghiệp trong nông dân nói chung và nâng cao chất lượng công tác dân vận của tổ chức Hội Nông dân đáp ứng yêu cầu, điều kiện, nhiệm vụ công tác Hội trong tình hình mới./.

Lâm Thị Hiền - CT HND xã Thanh Mỹ

Giới thiệu doanh nghiệp
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 24
  • Trong tuần: 154
  • Tất cả: 352831