HIỆU QUẢ TỪ MÔ HÌNH NUÔI TÔM CÀNG XANH TOÀN ĐỰC BẺ CÀNG
Trong những năm gần đây sản xuất nông nghiệp vùng chuyển đổi của tỉnh Trà Vinh có bước phát triển khá, đời sống người dân được cải thiện đáng kể do nông dân ý thức và tự giác áp dụng nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả.

Gia đình hộ Ông Đỗ Văn Bằng đang thực hiện bẻ càng tôm
    

    Đó là mô hình của hộ ông Đỗ Văn Bằng ở ấp Cồn Phụng, xã Long Hòa, huyện Châu Thành, gia đình 0,5 ha đất chuyên sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản, qua tìm hiểu đó đây và sự hỗ trợ kỹ thuật của các nhà khoa học ông đã tận dụng diện tích đất đào ao nuôi tôm càng xanh xen con tôm sú, vụ rồi gia đình thả nuôi trên 50.000 con tôm sú sau hơn 4 tháng nuôi thu hoạch bán được hơn 80 triệu đồng và hiện gia đình thã nuôi trên 25.000 con tôm càng xanh toàn đực, gia đình thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực tại vùng có độ mặn thấp trên diện tích 1 hecta. Trong quá trình sản xuất ông đã chuẩn bị những kỹ thuật cơ bản như: chuẩn bị ao, kiểm tra các yếu tố môi trường, thả giống trong ao ương, sau đó sang qua ruộng nuôi. Hiện nay, qua hơn 4 tháng thực hiện mô hình tôm phát triển tốt, Có thể nói mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực phù hợp với vùng chuyển đổi có độ mặn thấp, chi phí đầu tư thấp, ít dịch bệnh, giảm rủi ro, thu nhập khá. Cái lợi của cách nuôi này là nhẹ chi phí, dễ chăm sóc, điều quan trọng là tôm có kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh. Được biết, vụ năm trước cũng từ con tôm càng xanh toàn đực gia đình Ông thu vào hơn 100 triệu đồng.
    Điểm mới của mô hình này là áp dụng kỹ thuật bẻ càng cho tôm càng xanh: Sau khi thả nuôi từ 60 - 75 ngày có thể tiến hành bẻ càng nhằm giúp tôm sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống cao, tôm phát triển đồng đều, giảm tỷ lệ hao hụt, đạt giá bán cao. Tuy nhiên, việc bẻ càng phải áp dụng đúng biện pháp kỹ thuật để tránh hao hụt sau khi bẻ càng: Vị trí bẻ ở khớp gần cơ thể, tạo điều kiện cho tôm tự bỏ càng một cách tự nhiên.
    Việc ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào sản xuất, cùng với việc đầu tư phát triển sản xuất đúng mức sẽ tạo ra các sản phẩm có năng suất, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao hiệu quả của mô hình nuôi, tăng thu nhập cho nông dân. Từ đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng đa canh, khai thác tốt nguồn tài nguyên sẵn có ở địa phương, gắn sản xuất với nhu cầu thị trường./.

                                                                                                                        Bảo Trân

Giới thiệu doanh nghiệp
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 25
  • Trong tuần: 155
  • Tất cả: 352832