Quang cảnh giải ngân
vốn cho hội viên tại phường 4
Phường 4 có 1 ấp Long Bình sản xuất nông nghiệp với diện
tích tự nhiên 104 ha trong đó diện tích sản xuất nông nghiệp 32,9 ha và được Ủy
ban nhân dân tỉnh công nhận Làng nghề trồng hoa kiểng vào năm 2011, có 136 hộ tham
gia sản xuất.
Nghề trồng hoa kiểng đã xuất hiện tại ấp Long Bình hơn
60 năm nay và trở thành nghề truyền thống của nông dân ấp, khi mới hình thành
đơn thuần trồng vài ngàn chậu loại hoa như hoa giấy, hoa cúc dần dần phát triển
theo thời gian đến nay Hội vận động hội viên tăng gia sản xuất qua phong trào
nông dân sản xuất kinh doanh giỏi hàng năm Làng hoa cung cấp ra thị trường trên
150 ngàn chậu với các loại đa dạng như: hoa giấy, hoa cúc, hoa vạn thọ, hoa
hướng dương, hoa Phụng Vĩ,…từ năm 2005 đến nay Làng hoa phát triển rất mạnh thị
trường tiêu thụ ngày càng rộng không dừng lại ở các tỉnh lân cận mà còn ra thị
trường của một số tỉnh miền đông, miền trung kể cả Hà Nội thu nhập hằng năm 4 –
5 tỷ đồng.
Để tạo điều kiện
cho hội viên có tay nghề và trao dồi kinh nghiệm trong quá trình sản xuất Hội
kết hợp với trường Cao đẳng nghề Trà Vinh mở 2 lớp sơ cấp nghề tạo dáng cây
cảnh có 50 học viên, sau khóa học hội viên tay nghề đã được nâng lên đưa kỹ
thuật ghép cành vào quy trình sản xuất, từ đó giá trị sản phẩm cũng nâng lên,
hằng năm đưa hội viên đi tham quan thực tế mô hình trồng hoa kiểng tại tỉnh
Đồng Tháp, Bến Tre. Bên cạnh đó Hội kết hợp với Phòng kinh tế, Trung tâm khuyến
nông – khuyến ngư thực hiện các mô hình trên địa bàn như mô hình nhà ươm cây
con, mô hình ghép hoa giấy nhiều màu.
Mục đích của nguồn quỹ
hỗ trợ nông dân là hỗ trợ, giúp đỡ hội viên nông dân xây dựng và nhân rộng các
mô hình phát triển kinh tế nhằm giảm nghèo bền vững; nâng cao quy mô sản xuất
và sản xuất hàng hóa, phát triển ngành nghề; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế và phát triển các hình thức kinh tế tập thể ở nông thôn; tạo việc làm, thúc
đẩy việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp,
khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng để tạo ra các loại nông sản hàng
hóa, dịch vụ đạt chất lượng, hiệu quả cao. Tạo điều kiện để Hội Nông dân đẩy
mạnh hoạt động, tuyên truyền, tập hợp nông dân, thực hiện thắng lợi các chương
trình phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp, xây
dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, nâng cao đời sống nông dân và xây dựng Hội
vững mạnh.
Được sự quan tâm của Hội Nông dân tỉnh và thành phố đầu
tư 2 dự án sản xuất hoa kiểng cho 21 hộ vay, với số tiền 520 triệu đồng từ
nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân. Từ những mô hình trên đã giải quyết cho 44 lao
động nhiều mô hình mang lại hiệu quả thiết thực tạo nguồn thu nhập rất cao như
mô hình ông Phạm Hùng Vương, mô hình ông Huỳnh Thanh Lang, mô hình ông Trần Văn
Triều đã giải quyết việc làm cho lao động địa phương và thu lợi nhuận trên 200
triệu đồng/năm.
Với những hiệu quả của mô hình, cùng với quyết tâm của cấp ủy, chính
quyền phường 4 trong thực hiện Chương trình hành động 35-CTr/TU, ngày 29/01/2018 của Ban Thường vụ Thành
ủy về thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU, ngày 27/12/2017 của Tỉnh ủy “về lãnh đạo phát triển một số cây trồng,
vật nuôi chủ lực đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”, Đảng ủy đã chọn cây Hoa giấy là cây trồng chủ lực của địa phương.
Vận dụng tốt các chính sách ưu
đãi phát triển kinh tế hợp tác xã; Hợp tác xã Hoa kiểng Thanh Bình phát huy vai
trò là hạt nhân trong việc tập hợp và đề ra phương thức phát triển theo hướng
đô thị, phối hợp kêu gọi đầu tư bằng
hình thức xã hội hóa và các nguồn vốn ưu đãi để thực hiện
các mô hình kinh tế. Đến nay sản phẩm cây giống (cây hoa giấy) của phường đã
được xuất bán trên 10 tỉnh bao gồm các tỉnh phía Bắc. Qua đó, đã tạo được niềm
tin trong cán bộ hội viên nông dân góp phần xây dựng chi, tổ Hội vững mạnh
nhiều năm liền.
Chất lượng sản phẩm ngày một nâng lên, phát triển nhiều
loại hoa kiểng mới phù hợp với thị hiếu khách hàng. Ngoài ra dự án còn giải
quyết việc làm cho 54 lao động nhàn rỗi tại địa phương qua các khâu, ghép, uốn
sửa, vận chuyển hoa kiểng.
Để tạo sự liên kết cũng như trao đổi kinh nghiệm trong
quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm, Hội đã thành lập 1 tổ hợp tác
theo Nghị định 77 của Chính phủ gồm 28 thành viên hàng tháng góp vốn được 15.000.000
đồng và 1.500.000 đồng tiền quỹ của tổ, tổ chức góp vốn xoay vòng mỗi tháng 3
thành viên.
Từ khi dự án được triển khai thực hiện đến nay đã tạo
điều kiện cho nông dân phát triển kinh tế tăng thu nhập cho gia đình, giải
quyết việc làm cho lao động tại địa phương góp phần ổn định tình hình an ninh,
trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Bên cạnh đó làm tăng thêm tình đoàn kết,
chia sẽ kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình sản xuất giữa các thành viên trong
tổ kinh tế hợp tác, thành viên trong dự án từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho
Hội Nông dân Phường thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu trên giao.
Nguyễn Ngọc Sơn – CT HND phường 4.