MÔ HÌNH TRỒNG DƯA LƯỚI CÔNG NGHỆ CAO
Mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao ở huyện Tiểu Cần đang mang lại nguồn thu nhập cao và mở ra hướng phát triển nông nghiệp mới cho nông dân địa phương này.

Mô hình trồng dưa lưới của hộ anh Nguyễn Vũ Xuyên

    Đó là hộ anh Nguyễn Vũ Xuyên là hội viên nông dân ở ấp Đại Trường, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, sau khi học đại học tốt nghiệp bằng cử nhân luật. Anh lại không đi theo con đường đã chọn trước đó mà chuyển sang sản xuất nông nghiệp. Lúc đầu do đam mê học hỏi anh đã lặn lội lên Thành phố Hồ Chí Minh tìm hiểu mô hình trồng dưa lưới theo công nghệ cao. Về nhà anh vay mượn được 180 triệu đồng xây dựng mô hình trồng dưa lưới theo mô hình công nghệ cao trên diện tích 1.000 m2. Màng lưới được bao phủ toàn bộ diện tích. Đây là loại lưới được nhập khẩu từ nước ngoài, để chống côn trùng cắn phá bảo vệ cây trồng bên trong và anh đã trồng được trên 2.400 chậu dưa lưới giống của Hà Lan bên dưới có sử dung màng phủ nông nghiệp, nhằm hạn chế sâu bệnh xâm nhập và cỏ dại. Ngoài ra, anh còn đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt có thể điều khiển lưu lượng nước tưới cho từng gốc cây, cung cấp lượng phân bón phù hợp và tiết kiệm được nước tưới, thời gian trồng khoãng 3 tháng là thu hoạch. Đây là giống cây được thụ phấn bằng tay, tỉ lệ đậu trái đạt trên 90%, từ khi thụ phấn đến xuất bán là 40 ngày. Bằng cách trồng trên anh đã thu hoạch cho năng suất bình quân 2,5 tấn / công, bình quân mỗi trái dưa lưới nặng từ 2kg đến 2,2 kg, với giá được doanh nghiệp bao tiêu 34.000 đồng/kg, gia đình anh thu vào hơn 85 triệu đồng/công, sau khi trừ chi phí còn lợi nhuận trên 70 triệu đồng/công. Theo anh cho biết: “Đây là vụ thứ 4 mà anh đang trồng. Dưa lưới trồng trong nhà kính nên quản lý được sâu hại, dịch bệnh, cho sản phẩm chất lượng, đồng đều và mẫu mã đẹp, tiết kiệm được công lao động. Tuy nhiên đòi hỏi phải áp dụng công nghệ cao nên chi phí đầu tư cao hơn so với trồng bình thường”.

    Mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao của hộ anh Nguyễn Vũ Xuyên bước đầu thành công do sử dụng hệ thống nhà màn, có mái che, chống côn trùng bằng lưới chuyên dùng hạn chế các tác nhân gây hại và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng, một nhà màn có thể sử dụng từ 5 đến 10 năm. Dưa lưới cũng như nhiều loại cây khác vốn được trồng nhiều nơi theo phương thức thông thường nên thường bị ảnh hưởng năng suất, chất lượng do côn trùng hay sương muối, khiến trái dưa lưới bị nám một bên, dễ sâu bệnh. Với việc trồng dưa lưới trong nhà màng áp dụng công nghệ cao giúp dưa lưới cách ly với côn trùng gây bệnh, hay ứng phó trước thời tiết thay đổi thất thường.
    Tham quan mô hình cùng chúng tôi, anh Nguyễn Văn Tú, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện cho biết, đây là mô hình trồng dưa lưới áp dụng công nghệ cao đầu tiên của huyện, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện tại, thị trường đang rất ưa chuộng sản phẩm dưa lưới công nghệ cao với tiêu chuẩn chất lượng và sản phẩm an toàn, hợp vệ sinh. Sản phẩm dưa lưới công nghệ cao ở Tiểu Cần được các thương lái, các siêu thị ở Tp. Hồ Chí Minh đến thu mua ngay tại nông trại
    Với mục tiêu đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, góp phần chuyển dần hình thức sản xuất rau màu theo hướng nhỏ lẻ, thủ công sang sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ tạo ra sản phẩm an toàn, tăng năng suất. Đây là mô hình trồng thử nghiệm dưa lưới đầu tiên ở huyện Tiểu Cần, mở ra hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp hiện đại, bền vững, góp phần cho sự phát triển của địa phương./.

                                                                  Nguyễn Tân
Giới thiệu doanh nghiệp
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 23
  • Trong tuần: 153
  • Tất cả: 352830