Quá trình hình thành và phát triển Hội Nông dân Việt Nam

    Sự ra đời của Nông Hội đỏ, tiền thân của Hội Nông dân Việt Nam ngày nay. Ngày 01 tháng 3 năm 1988, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định số 42 – QĐ/TƯ về việc đổi tên Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam thành Hội Nông dân Việt Nam. Tại phiên họp ngày 17 tháng 01 năm 1991, Bộ Chính trị đã đồng ý lấy ngày 14 tháng 10 năm 1930 làm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam.

    Cuối thập kỷ 20 của thế kỷ XX, Nông hội đã xuất hiện một số địa phương.Trong cuốn Đường Kách mệnh (1927), đồng chí Nguyễn Ái Quốc sớm đặt vấn đề nông dân Việt Nam muốn thoát khỏi ách áp bức, bóc lột thì phải “tổ chức nhau lại”, tức là phải gia nhập Hội Nông dân. Đầu năm 1930, Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức tại Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc), trong Sách lược vắn tắt của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc dự thảo, được Hội nghị hợp nhất thông qua ngày 3 tháng 2 năm 1930 đã nêu ra những vấn đề cơ bản đối với giai cấp nông dân: “Đảng phải thu phục cho được đại đa số dân cày nghèolàm cách mạng thổ địa đánh đổ bọn đại địa chủ và phong kiến''; Đồng thời, Đảng nhấn mạnh ''Nông dân là lực lượng to lớn của cách mạng". Vì vậy, phải tập hợp nông dân vào một tổ chức dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, đấu tranh giành độc lập tự do và thực hiện cách mạng ruộng đất.
    Hội Nông dân tỉnh Trà Vinh dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự hỗ trợ của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, sự phối hợp của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể, Hội Nông dân tỉnh Trà Vinh đã không ngừng trưởng thành trên nhiều mặt, đạt được nhiều thành tích quan trọng; tích cực, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Công tác xây dựng, củng cố, phát triển tổ chức Hội Nông dân các cấp ngày càng được quan tâm nhiều hơn; đội ngũ cán bộ Hội các cấp trong tỉnh ngày càng trưởng thành và tiến bộ. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các cấp Hội được triển khai nghiêm túc, nâng cao nhận thức và tổ chức thực hiện theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách của Bác.
    Trong những năm qua, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã đổi mới phương thức hoạt động theo hướng kết hợp chặt chẽ công tác tập hợp, tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân nhận rõ vị trí, vai trò của mình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; giúp cho cán bộ, hội viên, nông dân nắm vững, nắm đầy đủ, kịp thời và chấp hành nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là chính sách, pháp luật liên quan đến đất đai; không ngừng phát huy truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường, bất khuất, truyền thống lao động cần cù và sáng tạo, nêu cao ý chí vượt khó, vươn lên làm giàu chính đáng; tham gia giám sát, phản biện xã hội và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đẩy mạnh hợp tác tăng cường các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ và dạy nghề, đáp ứng nhu cầu và lợi ích thiết thực của hội viên, nông dân. Trực tiếp và phối hợp thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở nông thôn. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân các cấp trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, giữ vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.
    Phát huy hơn nữa truyền thống cách mạng của giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam. Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Trà Vinh quan tâm xây dựng, củng cố tổ chức Hội Nông dân các cấp vững mạnh, đúng thực chất; chăm lo đội ngũ cán bộ Hội  ở cơ sở, đặc biệt là công tác cán bộ ở vùng có đông đồng bào dân tộc khmer, vùng ven biển, bãi ngang. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ Hội Nông dân các cấp thực sự tâm huyết, có phẩm chất, có uy tín, nắm chắc chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; năng động, có kỹ năng để xử lý tốt các tình huống trong nội bộ hội viên, nông dân. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, hội viên nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và hội nhập kinh tế quốc tế; nhạy bén linh hoạt với tình hình đổi mới của đất nước, khắc phục khó khăn trên tinh thần: đoàn kết, vượt khó, cần, kiệm, sáng tạo, quyết tâm xây dựng Trà Vinh ngày càng văn minh, giàu đẹp, xây dựng tổ chức Hội Nông dân tỉnh Trà Vinh ngày càng phát triển vững mạnh.

Hội Nông dân tỉnh Trà Vinh thực hiện ba nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt:         
                  
    Một là: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân.
   Nắm chắc tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn, bảo vệ nông dân trước những khó khăn, bức xúc như: ô nhiễm môi trường, hàng giả, hàng kém chất lượng, thông tin thất thiệt, tín dụng đen, lợi dụng bán hàng đa cấp lừa đảo, nông dân bị thu nhiều khoản sai quy định, bị ăn chặn tiền hỗ trợ của Nhà nước, vi phạm Quy chế dân chủ ở cơ sở... Xác định trách nhiệm của người đứng đầu các cấp Hội phải tập trung chỉ đạo kịp thời nắm tình hình, báo cáo, phản ảnh, đề xuất với cấp ủy, chính quyền và Trung ương Hội để kiến nghị, đề xuất với Đảng, Nhà nước về cơ chế, chính sách và giải pháp khắc phục, tháo gỡ khó khăn cho nông dân.
    Hai là: Tổ chức các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.
   Tập trung vào dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân về vốn, vật tư phân bón, thức ăn chăn nuôi, máy nông nghiệp theo phương thức trả chậm; về khoa học kỹ thuật, công nghệ mới nhất là công nghệ sinh học, hướng dẫn nông dân sử dụng công nghệ thông tin vào sản xuất và quản lý; xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản; tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý để nông dân hiểu và thực hiện theo pháp luật; đào tạo nông dân về kỹ năng, kiến thức thị trường, phương pháp sản xuất, biết hạch toán trong sản xuất, kinh doanh. Xây dựng kênh thông tin 2 chiều để lấy ý kiến của nông dân đánh giá hiệu quả của các dịch vụ công, chất lượng của vật tư nông nghiệp đầu vào.
    Ba là: Xây dựng các mô hình phát triển sản xuất, giúp nông dân tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến bảo quản, chế biến, tiêu thụ, nông sản theo hướng phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp.
    Xây dựng mô hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản theo hướng tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết theo chuỗi giá trị; xây dựng đường giao thông nông thôn; xây dựng mô hình nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn; mô hình các trung tâm tiêu thụ nông sản; mô hình chi, tổ Hội nghề nghiệp để tập hợp, đoàn kết nông dân, tổ chức liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp nhằm phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho hội viên nông dân./.

Giới thiệu doanh nghiệp
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 48
  • Trong tuần: 489
  • Tất cả: 352571