Cây vạn thọ ươm trong bầu chuẩn bị trồng ra chậu
1.
Giống:
Hiện nay giống hoa
vạn thọ được trồng chủ yếu
là vạn thọ Pháp lùn và vạn thọ Pháp cao (AFM), đặc tính của 2 giống
này trồng được quanh năm, thích nghi rộng, bông to, màu sắc đẹp, thích hợp trồng
vào dịp tết.
- Vạn thọ Pháp lùn: Từ lúc gieo đến nở hoa là 63 - 70 ngày,
chiều cao cây 40 - 50 cm.
- Vạn thọ Pháp cao: Từ lúc gieo đến nở hoa là
70 - 75 ngày, chiều cao cây 65 -70
cm.
2. Thời vụ
Thông thường trồng
tập trung vào dịp tết Nguyên đán.
- Đối với vạn thọ Pháp Lùn thì gieo đầu tháng 11 âm lịch,
trồng trễ nhất là vào 5-6/11 (âm lịch).
- Đối với vạn thọ Pháp Cao gieo cuối tháng 10
âm lịch trồng trễ nhất
là vào
25-27/10 (âm lịch).
3. Chuẩn bị cây
con
Có nhiều cách để gieo hạt, gieo hạt vào túi nilon, bầu bằng lá chuối
có
kích thước 4-6 cm hay gieo hạt trực tiếp vào khay ươm, tưới ẩm cho cây sau 3 - 5 ngày hạt sẽ nảy mầm.
Giai đoạn này cần làm giàn và che nắng
cho cây con, tránh cây bị héo cũng như cháy nắng, 10 ngày gieo sau khi gieo nới lỏng giàn che để cây con nhận ánh sáng,
giúp cây cứng cáp.
Giai đoạn ươm cây
con: Mỗi ngày tưới 2 lần (sáng sớm và chiều
mát), nếu buổi trưa nắng nóng, giá thể khô cây dễ bị héo do mất nước cần tưới bổ
sung.
4. Mật độ:
Khoảng cách trồng:
trồng hàng đôi, hàng cách hàng 60 - 70 cm, cây cách cây 40 - 45cm Lượng giống:
25 - 30g/1.000m2, sử dụng mụn dừa và phân chuồng đã hoai
trộn với tro làm gía thể gieo trồng.
4. Chuẩn bị đất trồng
Đất trồng hoa vạn thọ cần phải
được chuẩn bị trước khi trồng khoảng 2 tuần, đất phải tơi xốp, thoát nước tốt, hỗn
hợp gồm đất, phân lân, tro trấu và phân chuồng ủ hoai.
5. Trồng cây ra chậu
Cho đất vào khoảng 1/2 chậu, phần còn lại sẽ bổ sung khi bón thúc, trước 5 ngày trồng cây ra chậu cần phun thuốc ngừa nấm bệnh và sâu
gây hại. Khi
gieo hạt khoảng 16 ngày thì tiến hành trồng vào chậu, mỗi chậu trồng 2-3 cây, sau
đó tưới nước vừa đủ ẩm cho cây phát triển ngày tưới 2-3 lần (tuỳ thời tiết).
6. Bón phân:
- 10 ngày sau khi gieo hạt sử dụng 1kg urê + Humix pha thật loãng tưới cho 1.500
chậu sau khi tưới phân cần xả nước lại tránh cây bị cháy lá.
- Bón thúc giai đoạn 15 ngày sau khi trồng
ra chậu 100g NPK (16-16-8) + 100g Urê pha loãng nước tưới cho 1.500 chậu. Sau
đó cứ 10 ngày tưới phân 1 lần cho đến ngày hoa nở, các lần sau liều lượng phân
bón tăng dần, nếu thấy cây chậm phát triển có thể bổ sung thêm phân cá cho cây.
Trong giai đoạn này cần kết hợp bổ sung
thêm lượng phân hữu cơ đã trộn sẵn cho đầy chậu, giúp cây phát triển tốt và
không bị đỗ ngã.
7. Xử lý cơ đọt:
Đây là khâu quan trọng, liên
quan đến số lượng hoa nhiều hay ít và hoa to hay nhỏ.
Khi cây được 30 - 35 ngày có 6 - 7 cặp lá, đồng thời các chồi ở nách lá cũng vươn lên
theo. Nên tiến hành bấm đọt vào giai đoạn này để cây không vượt quá mức và giúp
các chồi nách phát triển để tạo hoa đều và đẹp, chỉ nên chừa 5 - 6 cặp chồi
nách sẽ tốt hơn.
Cứ 1 cặp lá sẽ cho 2 bông
chính, khi ngắt bỏ xong có thể sử dụng phân bón lá có lân cao để tạo mầm hoa,
các ngọn đã
có nụ vươn cao tiến
hành tỉa bỏ
các chồi nách chỉ chừa
lại nụ
chính thì
hoa mới lớn. Đối
với vạn thọ cao bấm đọt trễ nhất là 5/12 âm lịch và vạn thọ lùn là 10/12 âm lịch.
* Cách xử lý khi hoa nở sớm:
- Khi cây được 45 ngày, nụ hoa phát triển
bằng đầu cây nhang là kịp tết.
- Khi cây được 50 ngày, nụ hoa lớn có khả năng nở sớm cần
tưới nước nhiều hơn, giữ cây không bị khô “tưới thêm phân urê
theo tỷ lệ 10gram/10 lít nước”, ngày tưới 2 lần (sáng, chiều) giúp cây phát triển
cành lá kéo dài thời gian sinh trưởng làm hoa sẽ nở chậm lại.
- Không
nên tỉa bỏ các chồi nách, ở giai đoạn hoa bắt đầu nở thì lượng phân bón giảm,
tránh lạm phân và thuốc làm cho cây chết.
* Cách xử lý khi hoa nở trễ:
- Nếu thấy
hoa có khả năng nở trễ hơn dự định thì ngưng tưới nước 1-2 ngày thì nên tưới nước
lại.
- Bón phân có độ kali cao, có thể sử dụng
Kali nitrat (KNO3) theo nồng độ khuyến cáo để kích thích ra hoa. Lãi
hết các bông chồi nách, để lại những bông chính.
8. Sâu bệnh
- Bệnh thối gốc (lở cổ
rễ): Bệnh rất phổ biến giai đoạn cây con, phần cổ rễ sát với mặt đất
bị thối mềm. Nếu gặp điều kiện thuận lợi thì cổ rễ bị chuyển màu thâm đen, thối
mục làm cho cây ngã ngang khi nhổ lên sẽ bị đứt gốc. Có thể sử dụng các loại thuốc gốc đồng phòng trị.
- Bệnh héo xanh: Bệnh gây hại chủ yếu giai đoạn sinh trưởng, đến lúc ra nụ hoa, tác động
vào bộ phận gốc rễ, cây bị bệnh lá héo rũ đột ngột nhưng vẫn xanh, sau vài ngày
cây chết hoàn toàn, nhổ hết cây bệnh đêm tiêu huỷ. Sử dụng thuốc đặc trị vi khuẩn phòng trị.
- Sâu vẽ bùa, sâu ăn bông: có thể dùng thuốc có
hoạt chất Cyromazine, và Thiamethoxam để phòng trừ.
Xử lý cơ đọt giúp cây có bộ tán tròn đều và đẹp
Hà Tuấn- TTKN