Mô hình trồng mít Thái tại hộ Trần Ngọc Tiến, ấp 9A,
xã An Trường A, huyện Càng Long - tỉnh Trà Vinh
1. Chuẩn bị đất và thời vụ
trồng
Mít có thể trồng trên nhiều loại đất như khác nhau: Đất
thịt, đất thịt pha cát, đất phù sa, thoát nước tốt, tầng đất canh tác tối thiểu
0,5m, pH từ 6 - 7.
- Đối với đất vườn
tạp: Sau khi vệ sinh các cây trồng tạp không còn hiệu quả kinh tế thì tiến hành
xẻ mương rãnh sâu ít nhất 30 - 40cm (tùy mực nước thủy cấp
ở từng nơi) để chống úng vào mùa mưa, đào hốc sâu 40 x 40 x 40cm.
- Đối với đất chuẩn bị mới lên vườn: Cần phải
đắp mô cao từ 40 - 70cm. Bón lót trước khi trồng mỗi hố/mô 10 kg phân
chuồng đã ủ hoai hoặc 1 - 3kg phân hữu cơ vi sinh + 0,5kg vôi bột, trộn đều với
lớp đất mặt xung quanh rồi lắp đất lại.
2. Chọn giống:
Hiện nay có nhiều giống mít khác nhau, nhìn chung kỹ
thuật trồng và chăm sóc tương đồng như nhau. Các loai giống mít hiện nay chủ yếu được nhân giống
bằng phương pháp ghép cành, cây được chọn ghép là những cây đầu dòng, đảm bảo đúng giống. Tiêu chuẩn cây Mít giống có đường kính gốc lớn 0,8 cm
chiều cao cây
từ 30 - 40cm
(tính từ vết ghép), bộ rễ phát triển mạnh,
vết ghép tiếp hợp tốt, lá đang giai đoạn già, sạch
bệnh, đúng giống.
3. Thời vụ:
Mít có thể trồng quanh năm, thường trồng vào đầu
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 7 dương lịch, thời điểm này cây dễ phát triển, đỡ
tốn công tưới nước và tỷ lệ sống của cây cao, nếu chủ động được nguồn nước có
thể trồng sớm hơn.
4. Mật độ trồng:
Có
thể áp dụng cách trồng dày để tăng sản lượng sau đó tỉa cành hay đốn bớt thông
thường trồng với khoảng cách 3 x 4 m mật độ trồng tương đương khoảng 830 cây/ha
hoặc 4 x 5 m, mật độ trồng tương đương khoảng 500 cây/ha.
5.
Cách trồng
- Đất bằng phẳng được trồng trên mô cao 40 - 70 cm, đào hố sâu và lớn hơn bầu cây một chút.
- Dùng dao, kéo cắt túi nilon ra, cắt đáy bầu và cắt bỏ đuôi chuột (rễ
cọc)
- Đặt bầu vào hố đã móc
sẵn và
rút nhẹ túi đựng bầu ra bỏ và lấp đất lại ngang
với
mặt bầu. Sau đó cắm cọc để cố định cây con nếu
đất
khô phải tưới nước giữ ẩm cho cây.
6.
Chăm sóc
Tháng đầu sau khi
trồng nếu khô hạn phải tưới thường xuyên 2-3 ngày/lần. Sau đó, có thể tưới 4 - 5
ngày/lần. Từ năm thứ hai về sau tưới nước cho cây vào giai đoạn bón phân và những
tháng khô hạn. Mít không thích hợp ngập úng nên cần tạo điều kiện đất trồng thoát
nước tốt.
-
Đậy gốc giữ ẩm: Khi trồng xong phải dùng các vật liệu sẵn có (lục bình, cỏ khô,
rơm rạ…) để đậy phủ xung quanh gốc che cỏ dại, chống xói mòn vào mùa mưa và giữ
ẩm vào mùa khô.
-
Làm cỏ: Tuỳ theo điều kiện làm cỏ mỗi năm 3 lần, làm cỏ xung quanh gốc, xới xáo
chăm sóc. Năm đầu tiên xới cách gốc 0,4 m, năm thứ hai cách gốc 0,6 m. Từ năm
thứ 3 chỉ làm cỏ xung quanh gốc hay chăm sóc theo hàng khi cần thiết.
7. Tỉa cành, tỉa trái
-
Tỉa cành: Tỉa cành để cây thông thoáng làm hạn chế nơi trú ẩn sâu bệnh, tiến hành tỉa cành khi cây cao khoảng 1m trở
lên, cây còn nhỏ tỉa cành tạo tán 2 - 3 lần/năm. Cây lớn mỗi năm 01 lần khi thu
hoạch trái xong.
Cắt
bỏ các cành gần sát mặt đất, cành mọc song song theo trục thân chính,
tỉa bỏ bớt các cành cấp 2, cấp 3... cho cây thông thoáng. Giữ lại cành cấp 1
cách gốc khoảng 40cm trở lên, chọn các cành mọc theo các hướng khác nhau, cành
trên cách cành dưới khoảng 40 – 50 cm.
-
Tỉa trái: Cây Mít Thái ra
nhiều nhưng cần tỉa bỏ bớt, tỉa
trái dị dạng (xấu), trái sâu bệnh, trái nhỏ và cả những trái bình thường cho mật
độ trái phù hợp với từng cây.
+
Trong năm đầu: Nên
tỉa bỏ chỉ chừa một trái/lứa.
+
Năm thứ hai: Để 2 trái/lứa thu hoạch được 4 trái/năm.
+
Năm thứ ba: Để 3-4 trái/lứa thu hoạch được 6-8 trái và như thế tăng số
trái/cây theo từng năm tuổi và tuỳ theo sự phát triển của cây.
8. Bón phân
Sau
khi trồng 7 - 10 ngày: Nên bón thúc với liều lượng khoảng 50gr phân Urê và 50gr
phân lân cho mỗi gốc mít. Khi bón nên lưu ý đào rãnh cách gốc 10 – 15 cm, sâu 4
– 5 cm, rắc hỗn Urê và lân xuống đáy rãnh rồi lắp đất lại. Giai đoạn cây từ 1 -
6 tháng thì tưới phân DAP pha loãng nồng độ 2 - 3 %, mỗi tháng 1 lần.
- Năm thứ 1:
Sau khi trồng từ 1 - 1,5 tháng bón phân 1 lần bón cho mỗi gốc 50 - 80gr
NPK (15-15-15). Phun bổ sung phân bón lá vi lượng chuyên dùng theo liều
hướng dẫn nhằm giúp cây có đủ dưỡng chất và chất vi lượng cần thiết
khi bộ rễ chưa bén đất.
- Năm thứ 2: Lượng
bón cho 1 gốc 0,7 kg - 1,2 kg phân NPK (15-15-15) + 5 - 10 kg phân hữu cơ
- Năm thứ 3: Cây bắt đầu cho trái kinh doanh, lượng
phân tăng so với năm trước 0,5 - 1kg/gốc chia làm 2 lần bón đầu và
cuối mùa mưa.
Trong
thời giai trái đạt trọng lượng tối đa sử dụng phân bón gốc Kali Sulphate
(K2SO4), bón mỗi gốc 0,4 - 0,5 kg, có thể kết hợp
phân bón lá phun cho cây từ 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần như
vậy trái sẽ chín tập trung, màu thịt trái vàng hơn, mùi vị thơm ngon
hơn.
9.
Phòng trừ sâu bệnh
- Sâu đục thân, đục cành: Thành
trùng đẻ trứng trên lá non, trái non sau đó đục vào thân cành, trên thân cây mít bị sâu đục
thân có những vết nhựa chảy ra dọc theo vết đục của sâu tạo ra các lỗ trên thân
cây.
Biện pháp thủ công tỏ ra có hiệu quả tốt:
dùng dao khoét ngay lổ đục để bắt sâu hoặc nhộng nằm bên trong, nếu sâu đã ăn
sâu vào thân có thể dùng bông gòn thấm thuốc trừ sâu (nên dùng các loại thuốc
có tính lưu dẫn hoặc xông hơi) nhét vào lổ đục và lấy đất sét trám bít vết đục
lại.
- Sâu đục trái: Sâu có thể tấn công nhiều vị trí trên
trái nhưng phổ biến nhất là chui chổ gần cuống trái. Sâu phá hại từ khi trái
còn rất non đến khi sắp chín. dùng biện pháp sinh học để phòng trừ sự gây
hại hay bao trái vào cuối giai đoạn trái rụng sinh lý mang lại hiệu quả cao.
- Bệnh thối trái: bệnh
thối trái non và thối nhũn trái phát triển nhiều trong điều
kiện thời tiết nóng và mưa nhiều, vườn cây rậm rạp, ẩm độ cao, bệnh lây lan
nhanh từ trái này sang trái khác. Phòng trừ bệnh thối trái nên trồng với mật
độ hợp lý, tạo vườn cây thông thoáng, thu gom những
trái bệnh đem tiêu hủy. khi bệnh xuất hiện sử dụng
nhóm thuốc có chứa các hoạt chất như Mancozeb, Metalaxyl… để xử lý nấm
bệnh.
10.
Thu hoạch: Cây mít cho trái rải vụ
quanh năm, song vụ chính vào tháng 4 - 6. Thời gian từ lúc ra hoa đến thu hoạch
khoảng 5 tháng. Khi trái mít già thì các gai sẽ nở căng, chuyển từ màu xanh
sang màu xanh vàng hoặc nâu vàng, mủ lỏng và trong, vỗ kêu bồm bộp thì có thể
thu hoạch. Khi mít chín sẽ có mùi thơm đặc trưng, nếu để vận chuyển đi xa thì
nên thu hoạch lúc trái già.
Hà Tuấn - TTKN