10/10/2023
MÔ HÌNH TRỒNG NẤM RƠM MANG LẠI HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO CHO HỘ GIA ĐÌNH
Mô hình trồng nấm rơm
của hộ thuộc dự án cấp cơ sở “sản xuất thử nghiệm sản phẩm nấm rơm sấy khô từ
nguồn nguyên liệu nấm rơm trồng tại huyện Cầu Kè” của Trung tâm ứng dụng và dịch
vụ khoa học công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh kết hợp với
Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Cầu Kè và Hội Nông dân xã Hòa Tân.
Nguyên vật liệu phục vụ trồng nấm rơm
Dự án thực hiện ở 4 nội
dung chính:
- Tổ chức tập huấn kỹ
thuật trồng nấm rơm: Hội viên tham gia
- Xây dựng mô hình trồng
nâm rơm trên địa bàn huyện: hội viên thực hiện
- Sản xuất Thử nghiệm sản
phẩm nấm rơm sấy khô: chủ dự án thực hiện
- Tổ chức hội thảo đánh
giá sản phẩm: chủ dự án thực hiện
Có 30 hội viên ấp
Chông Nô 3, xã Hòa Tân được tập huấn chuyển giao kỹ thuật về trồng nấm rơm, qua
đó có 2 hội viên đăng ký tham gia 2 mô hình với diện tích là 100m2/1
mô hình. Hình thức tham gia là dự án hỗ trợ 50% kinh phí và nguyên vật liệu
(Rơm, Vôi đá, meo giống, dinh dưỡng bổ sung, phân trùng quế…) còn lại các hộ đối
ứng và ngày công chăm sóc
Thời gian ngâm ủ rơm
khoảng 17 ngày, sau đó cấy meo. Sau khi cấy meo đến thu hoạch khoảng 30 ngày, nấm
meo ở dạng trứng hay thon dài có thể thu hoạch, nếu nấm mọc thành chùm thì thu
hoạch hết chùm, trong ngày thu hoạch được 02 lần vào buổi sáng (5-6 giờ), buổi
chiều (17-18 giờ), nấm được thu hoạch được 2 đợt (đợt 1 kéo dài 4 ngày, sau đó
chăm sóc mô nấm giống như ban đầu khoảng 5-6 ngày thì nấm xuất hiện và thu hoạch
3-4 ngày).
Nấm rơm trong giai đoạn
thu hoạch
Kết quả thu hoạch của 2
hộ thực hiện trên 200m2 là 540kg với giá bán trung bình khoảng
50.000 đồng/ký thì tổng doanh thu được 27.000.000 đồng.
Như vậy sau 47 ngày trồng
và chăm sóc 200m2 nấm rơm cho lợi nhuận khoảng 16 triệu đồng khi đã
trừ chi phí và ngày công lao động. Qua đó, ta thấy mô hình trồng nấm rơm tăng
giá trị sản phẩm trên cùng diện tích, giải quyết được lao động nhàn rỗi tại địa
phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ gia đình./.
Trần Tài – CT HND xã
Hòa Tân