Quang
cảnh lớp tập huấn
Mã số vùng trồng, truy xuất
nguồn gốc (TXNG), truy xuất xứ hàng hóa bằng mã QR Code, nhãn mác hoặc tờ khai.
Đây là những yêu cầu phải có khi đưa các lô hàng lên cửa khẩu, cơ quan hải quan
để thực hiện kiểm tra. Nếu thông tin sản phẩm, cơ sở đóng gói đã có trong hệ thống
quản lý, thì mới cho phép thông quan…Mã số vùng trồng
không những giúp TXNG mà còn gắn chặt sản xuất theo quy trình nhất định. Để đáp
ứng yêu cầu của nước nhập khẩu; giúp nông dân ý thức được vấn đề sản xuất liên
quan chặt chẽ đến chất lượng và giá thành, các mặt hàng là rau củ và trái cây
tươi xuất khẩu sang các thị trường khó tính, yêu cầu về vùng trồng riêng cho loại
hàng hóa dự kiến xuất khẩu được đăng ký và kiểm soát bởi cơ quan Bảo vệ thực vật
Quốc Gia (Cục Bảo vệ thực vật) là yêu cầu tiên quyết đầu tiên.
Một số quốc gia yêu cầu trái cây của
phía Việt Nam phải có mã số vùng trồng mới được phép xuất khẩu sang các nước
như: Hoa Kỳ, Úc, Trung Quốc. Đối với các vùng trồng đã được cấp mã số, nước
nhập khẩu có thể sang Việt Nam để kiểm tra đột xuất bất kỳ lúc nào về tình hình
sản xuất và việc đảm bảo vệ sinh ATTP, chất lượng sản phẩm… tại các vùng trồng.
Mã số vùng trồng là điều kiện cần thiết, bắt
buộc đối với những thị trường xuất khẩu khó tính. Đây là một trong những yếu tố
phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Tại cửa khẩu, Hải quan nước nhập
khẩu kiểm tra nguồn gốc lô hàng thông qua tem truy xuất nguồn gốc. Nếu lô hàng
không nằm trong vùng trồng đã được cấp mã số thì sẽ bị từ chối nhập khẩu.
Trình tự các bước cấp mã số vùng trồng bao
gồm 4 bước: Bước 1: Tổ chức, cá nhân muốn cấp mã số vùng trồng, phải có đơn xin cấp mã
số (theo mẫu) gửi Trung tâm kiểm dịch thực vật Sau nhập khẩu (thuộc Cục BVTV); Bước
2: Cục BVTV xem xét, rà soát các tài liệu do tổ chức/cá nhân đệ
trình. Nếu các tài liệu cần thiết đã được đáp ứng; Cục BVTV sẽ tiến hành kiểm
tra, khảo sát vùng trồng trái cây xin cấp mã số. Trong trường hợp cần thiết
theo yêu cầu của nước nhập khẩu; cán bộ của Cơ quan BVTV nước nhập khẩu có thể
đi theo để cùng đánh giá; Bước 3: Sau khi kiểm tra
và khảo sát, nếu vùng trồng đáp ứng đầy đủ tất cả các tiêu chí kỹ thuật, Cục
BVTV sẽ tiến hành cấp mã số vùng trồng (Production Unit Code – P.U.C). Trong
trường hợp vùng trồng chưa đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn; Cục BVTV sẽ chỉ
đạo các biện pháp khắc phục. Tổ chức/cá nhân xin cấp có thể đăng ký sau khi đã
hoàn thiện các yêu cầu còn thiếu; Bước 4: Cục BVTV sẽ
thông báo kết quả và mã số vùng trồng cho tổ chức/cá nhân đăng ký và gửi mã số
đó sang Cơ quan BVTV Quốc gia của nước nhập khẩu. Riêng đối với thị trường Mỹ,
Cơ quan BVTV của nước này sẽ cấp lại mã số IRADS (Irradiation Reporting and
Accountability Database) dựa trên mã số P.U.C của Cục BVTV. Trường hợp xuất
sang Mỹ, thùng hàng phải có đầy đủ thông tin của 2 loại mã số trên.
OCOP hay chương trình “Mỗi xã một sản
phẩm” là chương trình nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát
triển nội lực bao gồm trí tuệ, sự sáng tạo, nguồn lao động, nguyên vật liệu,
văn hóa địa phương và cả giá trị gia tăng. Tại buổi tập huấn, báo cáo viên
trình bày thủ tục hồ sơ đăng ký sản phẩm OCOP để giúp hội viên, nông dân có nhu
cầu đăng ký thực hiện dễ dàng hơn.
Quy trình đăng ký sản phẩm OCOP ở
mỗi cấp huyện, tỉnh, quốc gia sẽ có những yêu cầu hồ sơ sản phẩm OCOP khác
nhau. quá trình tập huấn, báo cáo viên chỉ yêu cầu học viên nắm được quy trình Hồ
sơ đăng ký tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp huyện như sau: Yêu
cầu bắt buộc gồm Phiếu đăng ký ý tưởng sản phẩm, mẫu đăng ký sản
phẩm OCOP theo mẫu mới nhất; Phương án, kế hoạch kinh doanh sản phẩm theo mẫu
mới nhất; Giới thiệu cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp; Giấy phép đăng ký kinh
doanh bao gồm bản sao có công chứng, giấy tờ chứng minh hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp hợp pháp; Sản phẩm mẫu tối thiểu 5 đơn vị ngoại trừ sản phẩm
dịch vụ. Yêu cầu tài liệu chứng minh bổ sung gồm Giấy tờ chứng minh
doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất bao gồm bản sao có công chứng; Công bố chất
lượng sản phẩm với bản sao tài liệu để chứng minh sản phẩm đảm bảo đúng chất
lượng như công bố; Tiêu chuẩn sản phẩm với bản sao tài liệu, chứng minh tiêu
chuẩn sản phẩm được công bố; Phiếu kết quả kiểm tra chỉ tiêu an toàn thực phẩm
theo tiêu chuẩn công bố bao gồm bản sao tài liệu chứng minh đạt chuẩn vệ sinh
an toàn thực phẩm; Mã số, mã vạch, tem nhãn chứng minh nguồn gốc xuất xứ sản
phẩm, giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý,… bao gồm bản sao
tài liệu, chứng minh mã, tem thuộc sở hữu thương hiệu; Nguồn gốc nguyên liệu
bao gồm bản sao các tài liệu như giấy xác nhận, hợp đồng, hóa đơn, chứng minh
mua bán nguyên vật liệu, hợp đồng, thỏa thuận liên kết,…Bảo vệ môi trường với
bản sao giấy xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, cam kết đánh giá tác động môi
trường; Bản sao các tài liệu hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, kiểm soát
chất lượng; Bản sao chứng minh hoạt động kế toán của doanh nghiệp; Bản sao hợp
đồng, cam kết, giấy xác nhận phân phối sản phẩm, xuất khẩu sản phẩm, hoạt động
xúc tiến thương mại; Bản sao giấy tờ, hình ảnh, video, ghi âm,… chứng minh câu
chuyện sản phẩm; Bản sao chứng minh hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm
theo từng lô sản xuất; Bản sao chứng minh các thành tích, giải thưởng, bình
chọn của tổ chức uy tín trong nước và quốc tế về sản phẩm của doanh nghiệp.
Qua lớp tập huấn nhằm giúp cán bộ và
hội viên nông dân nắm vững cách thức đăng ký mã số vùng trồng và đăng ký sản
phẩm OCOP nhằm hướng dãn, đồng thời áp dụng trong sản xuất và trồng trọt, góp
phần đưa sản phẩm của Việt Nam được xuất khẩu sang các nước khó tính.
Nguyễn Mai Quế Châu-PCT HND xã Phú Cần