Đặc điểm hoạt động cơ quan: Khái quát đặc điểm nội dung và tính chất hoạt động
1. Chức năng cơ quan Hội Nông dân tỉnh:
Cơ quan Hội Nông dân tỉnh có chức năng tham mưu cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác tập hợp, vận động, tuyên truyền và giáo dục hội viên, nông dân. Phát huy quyền làm chủ, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân theo quy định của Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam.
2. Nhiệm vụ cơ quan Hội Nông dân tỉnh:
a) Công tác nghiên cứu, đề xuất:
- Chủ trương, Nghị quyết, Chương trình phối hợp, kế hoạch công tác của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và phong trào nông dân theo yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương, sự chỉ đạo của Hội cấp trên. Tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tham gia giám sát và phản biện xã hội theo quy định.
- Các chế độ, chính sách liên quan đến quyền, lợi ích, nhiệm vụ của Hội và cán bộ, công chức, người lao động trong các bộ phận chuyên trách công tác Hội.
- Sơ kết, tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân.
b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát:
- Các Chủ trương, Nghị quyết, Chương trình phối hợp, kế hoạch công tác của Ban chấp hành, Ban thường vụ và các nghiệp vụ công tác Hội theo phân công, phân cấp.
- Tuyên truyền, phổ biến, vận động hội viên thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Hội.
- Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam, quy định của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
c) Giúp Ban Thường vụ và Thường trực Hội Nông dân tỉnh quản lý, điều hành, bảo đảm điều kiện hoạt động của cơ quan, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, kỹ năng công tác; xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh.
d) Văn phòng và các Ban chuyên trách thực hiện nhiệm vụ do Ban Thường vụ và Thường trực Hội Nông dân tỉnh giao.
Cơ quan Hội Nông dân tỉnh có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất thực hiện các chủ trương, Nghị quyết, Chương trình phối hợp, Kế hoạch công tác của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ về công tác Hội và  phong trào nông dân và nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đồng thời thực hiện công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Hội.
Công tác xây dựng Hội bao gồm công tác tuyên truyền giáo dục, chính trị tư tưởng; công tác kiện toàn tổ chức Hội; công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ; công tác kiểm tra; công tác tài chính Hội; công tác thi đua khen thưởng; công tác lãnh đaọ điều hành; công tác tham gia xây dựng Đảng, Chính quyền; công tác phối hợp.
Các phong trào hành động cách mạng bao gồm phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau vượt khó thoát nghèo và làm giàu chính đáng; phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới; phong trào nông dân tham gia đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Tin liên quan
Giới thiệu doanh nghiệp
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 40
  • Trong tuần: 812
  • Tất cả: 352262